Kiến thức thực phẩm
Dùng hóa chất trộn vào tiêu đen, tiêu sọ như thế nào tại Bình Phước
Tiêu là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn, tiêu còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả, lành tính và ít tốn kém. Chính vì nhu cầu sử dụng và xuất khẩu tiêu đen tăng cao mà không ít cơ sở kinh doanh vì lòng tham đã dùng chiêu trò, hô biến tiêu giả, tiêu kém chất lượng thành tiêu chất lượng cao, lừa đảo người tiêu dùng.
Tiêu làm từ bột mì và bùn... tiêu trộn phin và vỏ cà phê cháy
Ông Lệ cùng người làm mua hạt tiêu lép về trộn với hỗn hợp bột bắp, bột gạo nếp và một loại bột màu đỏ mua ở TP.HCM để ra hạt tiêu chắc, có màu đen hơn và nặng hơn.
Ông Lệ và bà Cúc đang trộn hợp chất vừa nấu xong vào đống hạt tiêu lép
ẢNH DO CÔNG AN TỈNH BÌNH PHƯỚC CUNG CẤP
Công an H.Bù Gia Mập (Bình Phước) đang lập thủ tục, xử lý cơ sở kinh doanh thu mua nông sản của bà Dư Thị Toàn (34 tuổi, ngụ thôn 6, xã Đa Kia, H.Bù Gia Mập) về hành vi sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Theo thông tin ban đầu, vào ngày 4.3, Công an Công an H.Bù Gia Mập ập vào kiểm tra hành chính cơ sở của bà Dư Thị Toàn. Tại phía sau cơ sở, công an bắt quả tang ông Lê Đình Lệ (43 tuổi, chồng bà Toàn) và bà Nguyễn Thị Cúc (46 tuổi, người làm thuê; cùng ngụ xã Đa Kia) đang trộn các loại tinh bột màu vàng, trắng và đỏ sẫm (chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ) với hạt tiêu lép. Sau đó, đảo đều và đem phơi nắng để "nâng cấp" những hạt tiêu lép thành hạt tiêu chắc, có màu đen hơn.
Qua làm việc với công an, ông Lệ và bà Cúc khai, sử dụng bột bắp (tinh bột màu vàng) trộn với gạo nếp nấu (tinh bột màu trắng) thành hợp chất dẻo, sau đó bỏ thêm tinh bột màu đỏ sẫm (do bà Toàn mua về) để trộn chung với hạt tiêu lép nhằm tạo ra sản phẩm mới là hạt tiêu chắc, có trọng lượng nặng hơn và màu sắc đen hơn.
Sản phẩm hạt tiêu đã trộn xong
ẢNH DO CÔNG AN TỈNH BÌNH PHƯỚC CUNG CẤP
Còn bà Bà Dư Thị Toàn cũng thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình. Bà Toàn khai nhận mỗi ngày cơ sở kinh doanh cho nhân công pha trộn trên 3 tạ hạt tiêu lép với tạp chất, qua đó tạo ra được hơn 3,6 tạ tiêu chắc và bán với giá thành cao hơn. Mỗi tạ tiêu lép sau khi được “nâng cấp” kiếm lời trên 900.000 đồng.
Bà Toàn cho biết: "Một tạ tiêu mua về thì đem làm thành 1,2 tạ. Một ngày làm được khoảng hơn 3 tạ. Em chỉ mua tiêu lép, tiêu lừng về làm chứ không dám làm tiêu chắc. Cách pha chế thì chỉ pha tinh bột bắp với tinh bột gạo nếp và bỏ thêm một chút chất tinh bột màu đỏ sẫm mua ở TP.HCM. Các chất này không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, bởi đây là chất phẩm màu thực phẩm thường dùng trong pha chế nước và ăn uống".
Công an làm việc với chủ hộ kinh doanh Dư Thị Toàn và chồng Lê Đình Lệ
ẢNH DO CÔNG AN TỈNH BÌNH PHƯỚC CUNG CẤP
Cũng theo bà Toàn, những sản phẩm hạt tiêu do gia đình bà làm ra chủ yếu bán cho các thương lái, rồi đem tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn tỉnh để làm thực phẩm cho người tiêu dùng.
Qua khám xét, tổ công tác đã phát hiện một nhà kho chứa nguyên liệu gồm nhiều bao có chứa chất tinh bột màu vàng. Ông Lê Đình Lệ thừa nhận, số tinh bột này thường dùng cho việc pha trộn với hạt tiêu của hộ gia đình ông.
Công an đã lập biên bản tạm giữ 500 kg tinh bột màu vàng, 15kg tinh bột màu trắng và 1 hộp tinh bột màu đỏ sẫm để lấy mẫu đưa đi trưng cầu giám định. Đồng thời tạm giữ 676kg hạt tiêu đã trộn hóa chất và 446kg hạt tiêu khô để xử lý theo quy định của pháp luật.
theo Báo Thanh niên
Bên cạnh đó, có một thủ đoạn mà các cơ sở sản xuất dùng để “hô biến” tiêu kém chất lượng thành tiêu chất lượng cao đó là tẩm hóa chất vào các hạt tiêu ẩm, hư, mốc. Các chủ thương sẽ thu mua loại tiêu hàng dạt, kém chất lượng bị bỏ đi, sau đó đem về ủ trong một loại dung dịch hóa học có tác dụng làm nó trở nên to hơn, trông giống hệt các loại hạt tiêu đạt chất lượng thông thường.
Tiêu giả như thuốc độc
Tiêu giả được làm từ các loại phế phẩm. Đặc biệt tiêu có trộn vỏ cà phê cháy và nhuộm phin chứa nhiều chất rất độc hại, cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe. Loại pin mà chúng ta thường dùng là pin khô. Khi pin hỏng, kẽm sẽ bị mòn gần hết, còn lại Mangan dioxit bị thẩm thấu Amoni clorua và các hoạt chất nên không thể phát điện được nữa. Nếu bỏ lõi đi sẽ chỉ còn chủ yếu là bột Mangan dioxit. Một số ion kẽm, Amoni clorua và hoạt chất có thể ngấm vào trong lõi Mangan dioxit.
Theo các chuyên gia y tế, nếu lượng Mangan hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Mangan đặc biệt có hại cho trẻ bởi cơ thể trẻ em dễ dàng hấp thụ được rất nhiều Mangan trong khi tiết thải ra ngoài rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ Mangan trong cơ thể trẻ, gây ra các hậu quả nghiêm trọng, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động và nguy hiểm hơn là dẫn đến ung thư.
Làm thế nào để phân biệt tiêu giả và tiêu thật?
Có một cách rất đơn giản để nhận biết tiêu giả và tiêu thật là bạn thả hạt tiêu vào nước và khuấy nhẹ. Khi tiếp xúc với nước và lực khuấy, hạt tiêu giả sẽ nhanh chóng bị tan ra, có mùi hắc rất khó chịu, còn hạt tiêu thật thì vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu.
Bạn nhận biết tiêu sạch, ngon bằng các dấu hiệu sau:
- Mùi vị : Hạt tròn đầy, màu sắc tự nhiên, khi nghiền thành bột có mùi thơm đặc trưng của hạt tiêu xanh, vị cay và không có mùi, vị lạ.
- Màu sắc : đen tự nhiên, đỏ (hạt chín) đối với hạt tiêu đen; trắng xám hoặc vàng với hạt tiêu sọ; không có nấm mốc, côn trùng và phần xác của côn trùng nhìn thấy được bằng mắt thường (kể cả kính lúp
- Trạng thái : Hạt tiêu ngon cứng cáp, tròn đều, không bị móp méo hay lẫn tạp chất. Bạn có thể xoa nhẹ hạt tiêu giữa hai đầu ngón tay, nếu không thấy biểu hiện lạ như bụi dính tay hay tiêu bị nát là tiêu ngon.
Hạt tiêu khô Mỹ Lộc xuất xứ từ vùng đất cao nguyên sở hữu lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt để cho ra đời những hạt tiêu thơm và ngon hơn hẳn những vùng khác. Sản phẩm được đóng gói sạch sẽ, hợp vệ sinh, màu sắc tự nhiên, mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng, không lẫn tạp chất. Mỹ Lộc cam kết với bạn sản phẩm 100% hạt tiêu nguyên chất,không phẩm màu, không chất bảo quản, không chất tạo mùi, không phụ gia thực phẩm...an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.