Mẹo vặt cho bạn

Cách giúp bé hay ăn chuẩn nhất nhờ nêm các loại gia vị

Giúp bé ăn ngon hơn nhờ thay đổi khẩu vị, đa dạng hóa bữa ăn, thực đơn đa dạng, không dọa nạt con khi ăn... là những bí quyết mẹ giúp bé ăn ngon miệng hơn là những điều mà hầu hết những ai sắp làm cha mẹ cũng đều tìm hiểu.

 

Tuy nhiên có nên cho gia vị vào đồ ăn của trẻ luôn là một câu hỏi mà những người mẹ trẻ đáng lưu tâm. "Gia vị" ở đây không chỉ là ớt, hạt tiêu mà còn bao gồm tỏi, hành, gừng, riềng, nghệ, rau mùi, thì là... Có một số thảo dược và gia vị không chỉ có tác dụng làm tăng hương vị của món ăn mà còn có tác dụng kháng khuẩn và chống ôxy hóa. Vì vậy, gia vị là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình.

Trên thị trường hiện nay có vô số loại gia vị dành cho người lớn, nhưng còn gia vị cho trẻ em thì sao? 

 

Các loại gia vị

 
Có khá nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên cho gia vị vào cháo hoặc bột cho trẻ hay không ?
 
Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

 

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế - Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2 (Viện dinh dưỡng quốc gia),  các bé dưới 1 tuổi nên hạn chế dùng gia vị trong món ăn, từ 1-3 tuổi đã có thể sử dụng hầu hết các loại gia vị với lượng vừa phải.

 

Với mỗi độ tuổi, trẻ có những nhu cầu và khả năng thích ứng với đồ ăn khác nhau. Có những thực phẩm đem lại chất dinh dưỡng phù hợp nhưng cũng có thực phẩm khả năng gây hại, dị ứng cho trẻ nếu như được dùng không đúng với độ tuổi.

 

Thực phẩm cho bé giai đoạn bắt đầu ăn dặm

 

Theo chuyên gia, giai đoạn con bắt đầu ăn dặm có 2 tiêu chí mẹ cần phải dạy con đó là học cách ăn, và tạo thói quen ăn uống cho bé.

 

- Trẻ ăn dặm từ 6 tháng đến 7 tháng tuổi: Không nên nêm nếm bất kỳ một loại muối hay gia vị nào khác vào thức ăn của trẻ. Bởi trong các loại thực phẩm như rau củ, thịt, cá… cũng có chứa một lượng muối nhất định. Lượng muối này phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hóa của cơ thể trẻ trong giai đoạn đầu tập ăn dặm. Trong thời gian này, nếu cơ thể trẻ thiếu muối chúng sẽ tự thích ứng bằng cách giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi, sau đó bổ sung cân bằng muối vào cơ thể thông qua thực phẩm. Lúc này, hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và còn non nớt, nhất là thận. Nếu nêm muối hoặc nước mắm vào cháo/bột, bộ phận này của trẻ không thể chuyển hóa được. Chúng sẽ làm tổn thương thận, thậm chí não của đứa trẻ.
 
- Trẻ từ 8 tháng đến 1 tuổi: Giai đoạn này mẹ có thể nêm gia vị một chút vào đồ ăn của trẻ như bột gạo hay cháo xay. Nhưng mẹ nên nhớ chỉ nêm 1 chút khoảng 0,5 đến 1 g muối mỗi ngày thôi nhé. Trong trường hợp trẻ ăn bột ăn dặm của các nhãn hàng uy tín hay cháo đóng hộp thì không nêm thêm bất cứ gia vị nào. Bởi các công ty đã tính toán lượng muối thích hợp trong thực phẩm rồi nhé. Mẹ cũng lưu ý, nếu nêm muối cho trẻ thì cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn vào.
 
- Bé từ 1 - 3 tuổi: mẹ nêm 1,5g muối/ngày vì giai đoạn này thận của bé đã khá hoàn chỉnh và có thể đào thải lượng muối ra ngoài cơ thể tốt hơn so với dưới 1 tuổi.
 
- Bé từ 4 - 8 tuổi: có thể nêm 1,9g/ngày.
 
- Bé từ 9 - 18 tuổi: nêm 2,2 - 2,3g/ngày.
 

Tạo thói quen ăn uống cho bé

 
Một số mẹ cho rằng, để bổ sung i-ốt cho trẻ cần phải nêm muối i-ốt vào thức ăn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì bản thân các loại tôm, cua biển, mực, trứng, gan heo, thịt bò, rong tảo, phô mai, bột mì, mì sợi, đậu phộng, rau xanh... đều chứa lượng muối i-ốt nhất định. Nếu mẹ nêm thêm i-ốt vô tình khiến con thừa i-ốt. Tốt nhất, các mẹ nên bổ sung muối i-ốt thông qua thực phẩm tự nhiên thay vì nêm muối có chứa thành phần i-ốt cho trẻ nhỏ.

 

Lượng gia vị 1 ngày theo độ tuổi của trẻ

Bảng gia vị cho bé hay ăn chóng lớn

 

Tạo thói quen ăn uống cho bé

Nên tạo cho bé thói quen ăn uống vào những thời điểm nhất định trong ngày. Không cần cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn từng lượng nhỏ vào nhiều bữa trong ngày. Người lớn còn cảm thấy rất ngán nếu phải ăn liên tục một món ăn thì bé của bạn cũng vậy.

 

Đừng dọa nạt béMẹ hãy nhẹ nhàng khuyến khích bé ăn uống, thay vì đặt ra một phần thưởng để bé chịu ăn hay đề ra hình phạt, la hét, dọa nạt khi bé lười ăn.

 

Tham gia bữa ăn với cả nhàHãy cho bé tham gia bữa ăn chung với các thành viên trong gia đình càng sớm càng tốt. Tạo không khí vui tươi trong bữa ăn bằng cách trò chuyện hay cười đùa. Không nên mở tivi hay phim hoạt hình để dụ bé ăn. Mọi người nên rời khỏi bàn ăn cùng một lúc. Lúc đó mẹ nên cho trẻ ngừng ăn để trẻ có thói quen ăn uống và kết thúc bữa ăn theo mọi người, không kéo dài bữa ăn hàng tiếng đồng hồ.

Mẹ đừng lo làm vậy trẻ sẽ đói, vì bạn có thể cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bằng những bữa ăn phụ sau các bữa ăn chính cùng gia đình.

 

Tạo không khí gia đình trong bữa ăn cho bé

 

Dinh dưỡng là vấn đề mà tất cả các bà mẹ đang nuôi con nhỏ đều quan tâm. Mẹ trẻ 8x - 9x ngày nay dù khá bận rộn với công việc nhưng chỉ cần biết sắp xếp thời gian, khéo léo một chút, chịu khó học hỏi một chút là mẹ có thể chế biến được thật nhiều món ngon, trang trí được thật nhiều bữa ăn đẹp cho bé. Với tấm lòng, việc nấu nướng cho con sẽ không bao giờ cảm thấy cực nhọc.

 

Bố mẹ cần biết

 

Chúc các bé ăn ngon miệng, không mắc tật biếng ăn, lúc nào cũng ngoan ngoãn để mẹ yên tâm đi làm nhé!

 

Cách giúp bé hay ăn chuẩn nhất nhờ nêm các loại gia vị

Cách giúp bé hay ăn chuẩn nhất nhờ nêm các loại gia vị

Cách giúp bé hay ăn chuẩn nhất nhờ nêm các loại gia vị

Cách giúp bé hay ăn chuẩn nhất nhờ nêm các loại gia vị

Cách giúp bé hay ăn chuẩn nhất nhờ nêm các loại gia vị

Cách giúp bé hay ăn chuẩn nhất nhờ nêm các loại gia vị