Kiến thức thực phẩm

Mua nhầm tiêu sọ

Bạn đọc Trương Thị Lợi (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM) phản ánh: Mới đây, khi mua sản phẩm tiêu sọ của cơ sở PL (quận Tân Bình), chị phát hiện loại tiêu này được bọc bên ngoài bằng một lớp bột màu trắng rất dày, phần lõi nhỏ bên trong mới là tiêu sọ.

 

Chị bóc lớp bột trắng ra nếm thử thì thấy có vị hơi ngòn ngọt, không có vị cay, thơm đặc trưng của tiêu. Do trên bao bì chỉ ghi là “tiêu sọ”, không nêu chất gì khác nên chị thắc mắc không biết lớp bột đó thực ra là gì, có độc hại hay không. Sau khi “cõng” thêm lớp bột gạo, hạt tiêu sọ to gấp đôi bình thường.

 

Ảnh: ÁI PHƯƠNG

 

Chúng tôi đã đến cơ sở PL và gặp một người tên Nam. Ông xưng là quản lý của cơ sở và xác nhận loại tiêu sọ trên là của cơ sở ông sản xuất. Về lớp bột trắng, ông Nam giải thích đó là bột gạo, được “áo” (bọc) bên ngoài nhằm “làm cho tiêu bớt cay để những người không ăn cay cũng có thể dùng được”.

Chúng tôi hỏi: “Nếu không ăn cay được thì họ rắc ít tiêu, đâu cần phải pha bột gạo?”. Ông Nam đáp: “Bọc bột gạo để hạt tiêu nhìn to và trắng đẹp chứ không độc hại gì”. Theo ông Nam, quy trình “áo” lớp bột gạo bên ngoài được làm thủ công bằng cách đảo tiêu trên chảo. “Loại tiêu này cơ sở sản xuất đã chục năm, chuyên dùng để bỏ mối cho một siêu thị lớn. Gần đây siêu thị đó không lấy tiêu sọ nữa, chỉ lấy tiêu đen” - ông Nam nói.

 

Ông Trần Đức Tụng, Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cho biết: “Thực chất tiêu sọ có lớp vỏ ngoài màu ngà ngà. Nếu tiêu sọ có lớp vỏ trắng thì có nghĩa là người ta đã dùng oxy già (công thức hóa học là H2O2) để tẩy trắng hạt tiêu. Trước đây việc làm này rất phổ biến nhưng từ năm 2008, các nước nhập tiêu của Việt Nam không còn chấp nhận loại tiêu trắng giả tạo như thế, người ta chỉ nhập loại tiêu sọ có màu ngà”. Ông Tụng lưu ý nếu sử dụng oxy già để tẩy trắng thì khi sờ vào hạt tiêu sẽ phát hiện lớp phấn mỏng màu trắng. Đó là do tác dụng ăn mòn của oxy già lên vỏ hạt tiêu. Còn trường hợp có lớp bột dày bám vào tiêu là do người bán hám lời mà “áo” thêm với mục đích gia tăng trọng lượng để bán được nhiều tiền do giá tiêu sọ đắt gấp mười lần giá bột gạo.

 

Tiêu sọ đen có sọc dưa tự nhiên hoặc ngà vàng Mỹ Lộc 

Cũng theo ông Tụng, người tiêu dùng khi lựa chọn mua tiêu sọ nên tránh xa loại hạt tiêu có màu trắng vì sẽ chứa chất tẩy trắng hoặc được bọc bột. Khách hàng nên chọn loại tiêu có màu hơi ngà ngà, nâu nâu, có mùi thơm đặc trưng của tiêu. Nếu phân vân không biết có đúng là tiêu sọ hay không thì dùng tiêu đen cho chắc.

Theo Ái Phương/Báo Mới

 

Các tin khác

Mua nhầm tiêu sọ

Mua nhầm tiêu sọ

Mua nhầm tiêu sọ

Mua nhầm tiêu sọ

Mua nhầm tiêu sọ

Mua nhầm tiêu sọ